Để có thể phát huy tối đa lợi ích của thẻ tín dụng trong giao dịch, thanh toán. Đồng thời giúp bạn tránh bị tính lãi số tiền đã chi tiêu.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về lãi suất thẻ tín dụng HD Bank, các loại biểu phí và cách tính lãi suất tín dụng HD Bank.
So với các ngân hàng khác tại Việt Nam, HD Bank có mức biểu phí tương đối thấp. Đặc biệt, khách hàng còn được miễn phí thường niên năm đầu tiên.
Thẻ tín dụng quốc tế
Phí phát hành thường: Miễn phí
Phí phát hành nhanh: 100.000 VND
Thẻ chuẩn: 220.000 VND
Thẻ vàng: 440.000 VND
Phí rút tiền mặt tại ATM HDBank: 2% (min 55.000 VND)
Phí rút tiền mặt ngoài HDBank: 4% (min 66.000 VND)
Phí rút tiền mặt tại POS HDBank: 2% (min 55.000 VND)
Biểu phí thẻ tín dụng HD Bank
Thẻ tín dụng nội địa
Phí phát hành thường: Miễn phí
Phí phát hành nhanh: 55.000 VND
Thẻ chuẩn: 165.000 VND
Thẻ vàng: 330.000 VND
Phí rút tiền mặt tại ATM HDBank: 1% (min 11.000 VND)
Phí rút tiền mặt ngoài HDBank: 1% (min 11.000 VND)
Phí rút tiền mặt tại POS HDBank: Không áp dụng dịch vụ
LÃI SUẤT THẺ TÍN DỤNG HD BANK
So với thị trường ngân hàng tại Việt Nam thì mức lãi suất thẻ tín dụng HD Bank khá thấp với 20%/năm. Ngân hàng HDBank cam kết miễn lãi tối đa 45 ngày cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng.
Lãi suất sẽ không áp dụng nếu trước hạn thanh toán (hết thời gian miễn lãi) khách hàng trả hết toàn bộ dư nợ đã chi tiêu theo thông báo sao kê.
Lãi suất thẻ tín dụng HD Bank
Ngược lại, nếu không thanh toán hết dư nợ, khách hàng sẽ bị áp dụng lãi suất cho toàn bộ dư nợ từ thời điểm khách hàng được giải ngân.
Lãi suất được tính cho tất cả các giao dịch kể từ thời điểm khách hàng thực hiện giao dịch đó.
CÁCH TÍNH TIỀN VAY VỚI LÃI SUẤT THẺ TÍN DỤNG HD BANK
Mức lãi suất thẻ tín dụng HD Bank là 20%/năm này sẽ bị tính nếu khách hàng chưa trả lãi trong thời gian hạn mức miễn lãi 45 ngày. Tiền lãi phải trả sẽ được tính như sau:
Ví dụ:
Bạn dùng thẻ tín dụng HD Bank hạng vàng với ngày lập bảng sao kê hàng tháng là ngày 30 và ngày đến hạn thanh toán là ngày 15 của tháng kế tiếp, tức bạn có tất cả 45 ngày không bị tính lãi cho các giao dịch của mình đã chi tiêu trong tháng này.
Toàn bộ giao dịch thanh toán bằng thẻ sẽ được tính từ ngày 1 đến ngày 30 sẽ được lập trong bảng sao kê và gửi tới bạn. Trong khoảng thời gian từ ngày 1/10 đến ngày 30/10, bạn phát sinh các giao dịch sau:
Ngày 1/10: Bạn mua hàng trị giá 1 triệu đồng. Số dư nợ (SDN1) cuối ngày là 1 triệu đồng.
Ngày 5/10: Bạn mua hàng thêm trị giá 2 triệu đồng. Số dư nợ (SDN2) cuối ngày là 3 triệu đồng.
Ngày 30/10: Bạn sẽ nhận được sao kê yêu cầu thanh toán đầy đủ 3 triệu đồng này trước ngày 15/11 hoặc số tiền thanh toán tối thiểu là 5% của giao dịch tức 150.000 đồng.
Ngày 14/11: Bạn thanh toán cho bên phía ngân hàng 1 triệu đồng. Như vậy vẫn còn dư nợ 2.000.000 đồng.
Do đó, tiền lãi phải trả cho giao dịch này sẽ được tính như sau:
Số dư nợ bị tính lãi từ ngày 1/10 đến ngày 4/10, lãi = 1.000.000 * 20%/năm* 4 ngày/365 = 2190 đồng
Số dư nợ bị tính lãi từ ngày 5/10 đến ngày 14/11, lãi = 3.000.000 * 20%/năm * 40 ngày/365 = 65753 đồng
Số dư nợ bị tính lãi từ ngày 14/11 đến ngày 15/11, lãi = 2.000.000 * 20%/năm * 2 ngày/365 =2190 đồng.
Tổng số lãi bạn phải trả cho tháng sẽ là: 70.133 đồng.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những thông tin trên đã đem đến những thông tin hữu ích về lãi suất thẻ tín dụng HD Bank,các loại biểu phí, cũng như cách tính lãi suất tín dụng HD Bank. Chúc bạn chọn được cho mình loại thẻ tín dụng phù hợp tại HD Bank.